Ngày 18/8/2023, đại diện Liên hiệp các hội KH&KT TP. Đà Nẵng và Trung tâm GreenViet, Viện GSI đã đến thăm mô hình “Thư viện di động” – đọc sách và hướng nghiệp trong không gian sinh thái tại trường Hermann, đây là mô hình được Dự án Quỹ Bảo tồn – Dự án do GreenViet và GSI thực hiện và Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam đồng tài trợ Dự án Quỹ Bảo tồn do GreenViet và GSI thực hiện và Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt NamDự án Quỹ Bảo tồn – Dự án do GreenViet và GSI thực hiện và Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam đồng tài trợ, Trung tâm trẻ em và phát triển (CCD) thực hiện.

Mô hình “Thư viện di động” là một ý tưởng về tủ sách với gần 200 đầu sách với nhiều thể loại như sách khoa học, sách văn học, sách lịch sử, truyện ngắn, truyện tranh minh họa… phù hợp với nhiều lứa tuổi. Đặc biệt, thư viện này có thể “di động” ở nhiều địa điểm tùy vào nhu cầu sinh hoạt của các em.

Với mô hình này, trường Hermann thành lập 2 câu lạc bộ Đọc sách và Trồng cây, hoạt động tích cực dưới sự đào tạo của các chuyên gia, thầy cô giáo. Với CLB Trồng cây, các em học sinh được học cách làm vườn, trồng cây, ươm cây giống; làm men vi sinh; ủ rác hữu cơ; thiết kế hoạt động CLB Làm vườn. Với CLB Đọc sách, các em học sinh được đào tạo bốn cấu độ tự học; đọc sách qua 5 giác quan; giải mã bìa sách, cách chọn sách; tư duy phản biện…

Tại trường Hermann, CLB Trồng cây đã xây dựng một vườn trường xinh xắn với các loại cây cảnh, cây ăn quả, kết hợp chăm sóc những cây xanh đã có sẵn trong sân trường. Dưới không gian xanh mát, các em học sinh nhiều độ tuổi ngồi lại cùng nhau để đọc sách và vẽ tranh với các thông điệp ý nghĩa về môi trường dựa theo nội dung câu chuyện, kiến thức từ những gì các em được đọc và được học.
Không chỉ rèn luyện và phát huy tính sáng tạo, hoạt động ngoại khóa này còn giúp các em học sinh tiếp cận và học hỏi các kiến thức bổ ích, đặc biệt xây dựng ý thức bảo vệ môi trường ngay từ trong ghế nhà trường.
Tại buổi đi thăm dự án, đại diện dự án “Quỹ Bảo tồn”, Trung tâm CCD, Trường Hermann và Làng SOS đã có cuộc trao đổi, đánh giá và đưa ra những giải pháp nhằm giúp mô hình “Thư viện di động” đạt hiệu quả cao hơn, đề cập đến việc thay đổi luân phiên các đầu sách cho xe “thư viện sách di động”, trồng đa dạng loại cây để tạo ra một vườn trường nhiều tán tầng, hướng đến một không gian sinh thái mang tính trải nghiệm và giáo dục cho học sinh.